Vì sao học giỏi vẫn nghèo?

Đã bao giờ bạn đặt ra cho mình câu hỏi này?

Đã bao giờ bạn cảm thấy nản chí và mãi không tìm ra con đường đi đúng đắn cho bản thân?

Tại sao mình đã cố gắng rất nhiều nhưng mình vẫn nghèo?

Đáp án sẽ có trong video dưới đây.

Chia sẻ thầy Giản Tư Trung “Bàn về sự học”

Niềm tin về sự học

Đầu tiên, mình phải có niềm tin vào cách mạng sự học.

Đây là con đường duy nhất giúp mình thay đổi số phận của chính mình.

Học nhiều nhưng đã bao giờ mình thực học, mình hiểu sâu xa tường tận gốc rễ vấn đề, mình vận dụng vào cuộc sống và tạo ra giá trị cho xã hội?

Chính vì chúng ta chưa thực học nên ta không có thực lực và chưa bao giờ thực làm.

Điều này dẫn đến, những giá trị chúng ta tạo ra không thật và sống ảo.

Sống ảo xảy ra khi thế giới bên trong mình quá nhỏ bé nên mình phải cố gồng mình và gượng gạo với thế giới bên ngoài.

Thực học chính là sự học khai phóng.

Sự học khai phóng sẽ giúp phát triển con người tổng thể với 4 khía cạnh: thân (body) – tâm (heart) – trí (mind) – tinh thần (spirit).

3 cấp độ hành trình thực học.

Khi tự lực khai phóng chúng ta sẽ có khả năng minh định, phân biệt phải trái đúng sai, chính tà ngay thẳng,…

Chân lý sẽ thuộc về người có hiểu biết. Chân lý không thuộc về số đông và kẻ mạnh.

Khi trở thành con người tự do chúng ta sống thực với chính mình.

Con người tự do sẽ là những con người cống hiến rất nhiều và cũng được nhận lại những điều tương tự.

Lưu ý: khái niệm “Tự do” hoàn toàn khác “hoang dã”.

Tự do không có nghĩa là mưu cầu hạnh phúc của bản thân mà làm ảnh hưởng đến người khác và các bên liên quan.

Viết một bình luận